Sapa là điểm đến hấp dẫn khôn chỉ bởi những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành mà nơi đây còn có nhiều món ăn đặc sản thơm ngon mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc như thịt lợn bản, cá suối, món nướng, rau xanh…được nhiều du khách đặc biệt ưa thích.
Sau đây là một số món ăn đặc sản của người dân bản địa Sapa mà bạn có cơ hội được thưởng thức khi đến với thị trấn Sapa xinh đẹp:
1.Lợn bản Sapa:
Lợn bản Sapa hay còn được gọi là lợn cắp nách. Những chú lợn bản này được nuôi hoàn toàn tự nhiên khi thả rông trên những quả đồi và tự kiếm ăn sinh tồn đến khi trưởng thành chỉ nặng không quá 10 kg và thường được các đồng bào cắp vào nách để xuống chợ bán, cái tên lợn cắp nách cũng được bắt nguồn từ đó. Vì lợn cắp nách sống theo cách hoang dã nên có thể được gọi là thịt lợn rừng nhưng không phải là thịt rừng. Khi ăn miếng thịt bạn sẽ cảm nhận được cả hương vị của rừng hoang nhưng lại không mắc tội tiêu diệt động vật hoang dã thật là tuyệt vời phải không nào. Nhưng có lẽ khi được ngồi giữa núi rừng Sapa kỳ vỹ, ngồi bên bếp lửa hồng cùng với những chén rượu ngô thì bạn mới cảm nhận được hết sự tinh khôi hấp dẫn của từng miếng thịt, đó quả là một ấn tượng khó phai cho những ai đã từng 1 lần được đến Sapa và thưởng thức món lợn cắp nách này.
2.Cá suối nướng:
Những con cá trắng thân dẹt, tựa cá mương, cá đen có dáng như cá nheo, chiên màu đen lẫn với màu rêu đá được bắt từ những con suối Mường Hoa, Mường Tiên không hề có vị tanh chỉ cần nướng chín trên than củi rồi ăn nóng hoặc nướng qua sau đó rán giòn chiên với nước sốt cà chua cùng với bột cà ri, bột hồ tiêu là đã tạo ra một món ăn rất tuyệt vời và cũng rất đưa cơm. Nếu bạn có dịp đến với Sapa xinh đẹp thì đừng quên thưởng thức món ăn này nhé.
Khi đến với Sapa bạn sẽ thấy các loại rau thơm ở đây mang hương vị rất riêng, có nhiều loại rau chua ngọt và cay như rau dấp cá, rau húng tía, rau tía tô tím nồng hoặc xanh,rau mùi, rau kinh giới , rau răm, rau mì chính, rau bạc hà…đây cũng là những loại rau phổ biến ở vùng xuôi nhưng khi thưởng thức ở Sapa bạn sẽ có 1 cảm nhận hoàn toàn khác lạ.
4.Nấm hương Sapa:
Khi vào chợ Sapa vào bất kỳ mùa nào trong năm bạn cũng sẽ thấy họ bày bán rất nhiểu nấm hương khô-đặc sản của núi rừng Sapa. Nấm hương khô ngâm qua nước sẽ nở ra mà vẫn giữ được nguyên mùi hương của núi rừng nơi đây. Nếu bạn à người sành ăn bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương và yêu cầu họ làm cho món chân nấm. Nấm hương được xé nhỏ xào cùng với thịt và điểm xuyết 1 ít mực khô và gia vị nữa là đã tạo ra 1 món ăn vô cùng tuyệt vời rồi.
5.Bánh ngô Páu Pó cừ:
Thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 một số dân tộc ở Sapa làm bánh đao. Nguyên liệu để làm món bánh đao gồm đao và bột nếp xay thành nước sau đó bột được lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần sau đó bột được nặn thành những nắm bằng chiếc chén, được gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng giống như bánh ngô. Bánh đao có hương thơm của gạo nếp và đao khi ăn sẽ cảm nhận được vị thơm mát, bánh đao bảo quan nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không bị thiu.
6.Bánh cố cô thăng:
Đây là một trong những món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Nguyên liệu để làm ra món thắng cố là thịt ngựa, thịt trâu, thịt bò và các bộ phận như tim, gan, lòng, xương, tiết…cùng với hàng chục loại gia vị được cho vào nước đun nhừ. Khi ăn chảo vẫn có thể đun trên bếp và ăn đến đây múc ra đến đây bạn có thể ăn cùng với các loại rau rừng khác ở Sapa. Đây là món ăn truyền thồng thường được làm vào các ngày lễ hội lớn của làng như hội làng, dòng họ hay chợ phiên.
7.Bánh dầy Páu plậu:
Loại bánh này được làm từ gạo nếp. Bánh dầy được làm như sau: Gạo nếp được cho vào nước lã khỏag 2 giờ đồng hồ rồi đổ ra giá để róc hết nước rồi cho vào chỗ xôi, xôi xin thì cho vào cối giã, khi giã thỉnh thoảng cho 1 ít mỡ vào chầy cho khỏi dính. Khi xôi đã nát nhừ thì được nặn thành từng viên và có thể ăn ngay.Bánh dầy có thể chấm đường ăn ngay hoặc rán mỡ, bánh rất dẻo và có vị thơm đặc trưng của gạo nếp. Bánh có thể để được 1 tuần hoặc nếu bạn muốn để lâu hơn trong thời gian 2-3 tháng thì bạn làm cho bánh dẹt ra và lấy bột nếp khô rắc lên làm áo ngoài cho bánh khi nào ăn thì bạn cho bánh vào chảo rán lại thì bánh lại dẻo và thơm phức như lúc mới làm.
8.Nhái nấu rau:
Người Mông ở Sapa thường bắt những con nhái ở suối đem về để chế biến thức ăn, họ cho rằng những chú nhái sống ở suối rất sạch nên sau khi nhái được bắt về thì cho muối vào xóc qua, rửa lại bằng nước lã và cho lên bếp luộc, khi nhái gần chín thì cho rau rừng, 1 chút muối, ớt và cùng 1 số gia vị khác là đã được món canh nhái nấu rau rất mát và bổ.
9.Măng chua ‘‘chua cau’’:
Măng vầu mới nhú được khoảng 25-30 cm mang về bóc rửa sạch rồi thái thành từng lát nhỏ không cho dính vào nước. Đem măng ủ vào chum, dùng túi bóng che kín miệng chum sau khoang 20-30 ngày măng sẽ chua. Măng chua có thể nấu với cá hay các loại thịt đều được. Khi nấu măng có vị chua mát , kích thích cảm giác nên bạn có thể ăn được rất nhiều.
10.Thịt sấy khăng gai :
Thịt sấy khăng gai được làm từ các loại thịt trâu, bò, lợn, ngựa được người Mông mang lên gác bếp để sấy. Các loại thịt được thái dọc thành từng miếng khoảng 2-3 kg xâu lại và được gác lên bếp để làm thức ăn dự trự và có thể để được hàng năm. Khi ăn mang thịt ra cọ rửa sạch mùi bồ hóng và bụi rồi cho vào xào với các loại cà chua, măng sẽ rất thơm ngon và bùi.
Trên đây là những món ăn đặc sản của người dân bản địa ở Sapa bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức khi đi du lịch Sapa. Khi thưởng thức những món ăn này bạn sẽ cảm nhận được những hương vị mà chỉ ở đây mới có. Ngoài ra khi đến với Sapa bạn còn được thưởng thức rất nhiều món ăn khác của Sapa như món gà đen, cá tấm, cá hồi,gà đen, các món nướng….chắc chắn sẽ để lại cho bạn những ấn tượng không thể nào quên được. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không xách balô lên và đi để khám phá hết những nét độc đáo của Sapa.