Những dân tộc thiểu số ở Sapa

Những dân tộc thiểu số ở Sapa

Sapa là một huyện nằm ở vùng núi Tây Bắc nước ta với những cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, con người rất mộc mạc và bình dị. Sapa không chỉ là khu du lịch nổi tiến với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà ở đây còn là nơi tập trung khá nhiều đồng bào dân tôc thiếu số sinh sống với những phong tục tập quán kì lạ bí ẩn thu hút đươc sự tò mò và muốn khám phá. Vậy ở Sapa có những dân tộc thiểu số nào? Bạn hãy cùng LEAD TRAVEL tìm hiểu nhé!

Các dân tộc thiếu số ở Sapa:

1.Dân tộc Tày:

Dân tộc Tày là dân tộc có số dân đông thứ 3 ở Sapa. Dân tộc Tày xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm có thể từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, đây là một trong nhữn nhánh tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Ở Sapa dân tộc Tày tập trung ở một số xã phía Nam như Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú là vùng thung lũng bằng phẳng, màu mỡ có nhiều sông suối rất thuận tiện đánh bắt cá và làm ruộng.

nhung-dan-toc-thieu-o-sapa
Du khách nước ngoài chụp ảnh cùng các thiếu nữ dân tộc ở Sapa

-Trang phục:Trang phục của các đồng bào dân tộc Tày so với những dân tộc khác thì khá đơn giản chỉ có một màu sắc duy nhất đó là màu xanh đen. Cả nam giới và nữ giới đều mặc á cánh 4 thân xẻ ngực, cổ áo tròn, ở phía trước vạt áo có 2 túi và có 1 chiếc thắt lưng bằng vải rộng bản quấn ngang eo. Vào những dịp lễ tết hay hội hè thì họ mặc thêm áo dài 5 thân xẻ nách phải đơm cúc đồng hoặc cúc vải, phụ nữ thì đội khăn vuông gập chéo giống như khăn mỏ quạ của người kinh. Ngày nay phụ nữ dân tộc Tày ở Sapa ăn mặc giống người Kinh duy chỉ có chiếc khăn đội đầu là không thay đổi.

>>>XEM THÊM: Khám phá chợ phiên Sapa-Nét đẹp vùng cao

-Văn hóa nghệ thuật: Người Tày có rất nhiều làn điệu dân ca hấp dẫn như hát khắp, hát lượn. Hát khắp gần giống với hát quan họ Bắc Ninh của người Việt còn Hát lượn thường diễn ra khi có khách phương xa đến hoặc vào những đêm hội hè.

Những dân tộc thiểu số ở Sapa
Những thiếu nữ vùng cao ở Sapa địu con đi làm rẫy

Vào tháng giêng hàng năm các đồng bào dân tộc Tày lại tổ chức nhiều lễ hội đặc trưng như lễ hội xuống đồng tại bản Tả Van vào ngày rằm cầu mong Thần Nông- vị thần cai quản ruộng đồng vườn tược gia súc để cầu mong mùa màng tươi tốt cho cả bản làng. Ngoài ra còn có lễ hội xòe ở trung tâm xã Thanh Phú vào ngày mồng bốn tháng giêng và lễ hội hát then ở Bản Hồ vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch.

Du khách khi đến Sapa du lịch muốn khám phá nếp sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tày có thể đến thăm bản Hồ cách trung tâm thi trấn Sapa khoảng 15 km hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu về cuộc sống của các đồng bào dân tộc Tày ở Bản Dền. Khi tới đây du khách không những được chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đep ở nơi đây và du khách cũng có những trải nghiệm vô cùng thú vị khi được ngủ nhà sàn, thưởng thức những món ăn ngon như cá suối, lợn cắp nách, gà nướng cùng nhưng ly rượu ngô thơm lừng. Ngoài ra khi tới đây ban còn được thưởng thức những tiết muc văn nghệ đặc sắc của đồng bào nơi đây khi hòa mình vào những điều xòe, múa sạp của những cô gái Tày biểu diễn.

2.Dân tộc H’Mông đen:

 Đây là dân tộc sinh sống đông nhất ở Sapa chiếm khoảng 53 % dân số. Dân tộc H’Mông ở Sapa xuất hiện ở Sapa cách đây khoảng hơn 300 năm của các đồng bào sinh sống ở khu vực dông Dương Tử( Trung Quốc) sau môt cuộc xung đột với người Hán.

Khi tham gia tour du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm có dịp lên Sapa vào mùa thu mùa những thửa ruộng bậc thang có màu vàng óng ánh quanh co uốn lượn dọc theo sườn núi đây được đánh giá là một trong những cảnh quan đep nhất vùng núi Tây Bắc.

-Trang phục: Tộc người H’mông ở Sapa là người H’mông đen và trang phục của họ cũng màu đen và khác hẳn so với người H’mông đen ở nơi khác nên họ còn có tên gọi là người H’mông Sapa. Đàn ông dân tộc H’Mông Đen Sapa thường mặc áo màu đen hoặc màu chàm giống nhau, áo cánh ngắn tay ben ngoài có khoác áo không có ống tay giống như áo Gilê và có vạt dài quá mông, trên đầu đội 1 cái mũ bé tý, tròn nông và ôm lấy đỉnh đầu trông như chiếc mũ của giáo hoàng. Phụ nũw H’mông đen Sapa cũng măc đồ đen, trên đầu cũng đôi 1 chiếc khăn đen, vành thẳng đứng như môt cuộn giấy vươt qua đỉnh đầu, bên ngoài khoác 1 chiếc áo không có tay và có vạt dài đến đầu gối như của đàn ông, đặc biệt họ không mặc váy mà mặc 1 chiếc quần ngắn ngang đầu gối và được cuốn xà cạp quanh bắp chân rất khéo bằng một băng vải hẹp.

-Người H’mông đen ở Sapa chủ yếu sống ở bản Cát Cát-San Sả Hồ cách thi trấn Sapa khoảng 2 km. Khi đến đây du khách tha hồ khám phá cuộc sống của họ khi trực tiếp thấy cách sinh hoạt hàng ngày của họ và đươc thưởng thức những món ăn đặc sản Sapa như món tiết canh gà, thắng cố, nhái nấu măng, bánh ngô, rượu ngô…rất độc đáo và đó sẽ là những kỉ niệm không thể nào quên của các du khách khi đến với thị trấn Sapa xinh đẹp.

Những dân tộc thiểu số ở Sapa
Thiếu nữ vùng cao ở Sapa

3.Dân tộc Giáy :

Đây là một nhánh của nhóm các dân tộc Thái-Tày sống chủ yếu ở các vùng núi cực Bắc chiếm 2% trong tổng số 25 000 người Giáy ở Việt Nam, họ sống tập trung ở các bản quanh thung lũng Lao Chải, Tả Van và họ sinh sống chủ yếu bằng canh tác trên mảnh ruộng bằng phẳng và trồng lúa tẻ.

-Lễ Hội: Sau tết người dân tộc Gíay có lễ hội xuống đồng gọi là Gióng Pooc vào ngày thin tháng giêng để cầu mong trong năm trồng cây tốt lành.

-Văn hóa: Người dân tộc Gíay có kho tang ca dao tục ngữ, câu đối rất phong phú đặc biệt họ có rất nhiều sự tích để giải thích các hiện tương trong xã hội

Đây là 3 dân tộc thiểu số có số lượng dân cư đông sinh sống ở Sapa ngoài ra ở Sapa cũng còn có nhiều đồng bào dân tộc khác sinh sống như dân tộc Thái, Mèo, Mường…sinh sống.

Nếu bạn là người thích khám phá những điều mới lạ, thích khám phá những vẻ đẹp của thiên nhiên, hay những nét độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao ở Tây Bắc. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không tự thưởng cho mình 1 chuyến du lịch Sapa đầy ý nghĩa để khám phá hết những nét đẹp của Sapa. Nếu bạn cần tìm hiểu những kinh nghiệm đi du lich Sapa để trang bị đầy đủ nhất những hành trang cho chuyến du lich của mình bạn có thể truy cập vào website Leadtravel.com.vn hoặc bạn cũng có thể gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn phí Hotline: 0989.55.25.20( Ms Thanh) –  0904.708.218 ( Ms Thảo).