Lễ hội Sapa- Top 8 lễ hội truyền thống đặc sắc tại Sapa
Lễ hội Sapa có những lễ hội đặc sắc nào và thời gian tổ chức lễ hội vào tháng mấy? Hãy cùng LEAD TRAVEL khám phá các lễ hội đặc sắc tại Sapa qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Lễ hội Sapa- Top 8 lễ hội truyền thống đặc sắc tại Sapa
1.Lễ hội Nào Cống- Lễ hội đặc sắc ở Sapa:
Lễ hội Nào Cống ở Sapa được tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm. Nếu bạn đi du lịch Sapa vào thời gian này bạn sẽ có cơ hội xem lễ hội Nào Cống ở một ngôi miếu thờ 3 gian tại bản Tả Van. Lễ Nào Cống để cầu mong thần linh phù hộ người vật yên thịnh và mùa màng bội thu. Cũng tại lễ hội thì người đại diện sẽ công bố những quy ước chung và cuối cùng cả làng tham gia ăn uống vui vẻ.
Lễ hội Nào Cống có 3 phần đó là phần nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung và cuối cùng là phần ăn uống. Nếu bạn có dịp đi tourdu lịch Sapa2 ngày 3 đêm vào tháng 6 âm lịch thì đừng nên bỏ qua cơ hội tham gia lễ hội tại Sapa này nhé!
2.Hội Roóng Poọc của người Giáy
Hàng năm vào ngày Thìn Tháng giêng thì người Giáy ở bản Tả Van lại tổ chức hội Hội Roóng Poọc để cầu mưa thuận gióa hòa, mùa màng bội thu và dân bản được yên bình.
Lễ hội Hội Roóng Poọc của người Giáy còn được gọi là lễ hội xuống đồng. Theo quan niệm của người Giáy đây là lễ hội kết thúc một tháng tết vui chơi đồng hời mở đầu cho năm mới lao động. Lễ hội Hội Roóng Poọc của người Giáy còn là lễ cúng thần cai quản địa bàn để được thần linh phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, mọi người bình an, khỏe mạnh và xóm làng bình yên.
3.Lễ hội Tết nhảy:
Khi nhắc đến các lễ hội ở Sapa đặc sắc nhất thì không thể không kể đến lễ hội Tết nhảy. Tết Nhảy là một lễ hội quan trọng và được người Dao ở bản Tả Van chuẩn bị rất công phu. Lễ thường được diễn ra trong nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tấp nập đến giúp trưởng họ chuẩn bị tết.
Tết nhảy diễn ra cuối giờ Thìn đến đầu giờ Dậu và tổng hợp các loại hình nghệ thuận dân gian. Đóa là nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích các dòng họ, đó là nghệ thuật nhảy múa đan xen vơi nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, điêu khắc tượng gỗ, tranh cắt giấy…sinh hoạt tết của người Dao đỏ ở Sapa giàu bản sắc độc đáo và đều mang đậm tính nhân văn.
4.Lễ hội Gầu Tào của người Mông:
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội Sapa của người Mông và được cộng đồng dân tộc Mông thuộc các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Sima Cai và thị trấn Phong Hải- Lào Cai gìn giữ từ xưa đến nay.
Thông thường khi một gia đình người Mông không có con, ít con, sinh con một bề hoặc có người ốm đau làm ăn không tốt..thì họ sẽ lên đồi Gầu Tào khấn xin thần linh ban con cái, cầu xin sức khỏe hay xin làm ăn thuận lợi, sau khi lời khấn trở thành hiện thực thì họ sẽ làm lễ Gầu Tào để tạ ơn thần Linh.
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất và có quy mô nhất của Người Mông, gắn liền với niềm tin sẽ được ấm no hạnh phúc của người Mông. Đây là môi trường nuôi dưỡng văn hóa, văn nghệ nhân dan Mông góp phần đoàn kết cộng đồng người Mông.
5.Lễ hội “Nhặn Sồng” và “ Nào Sồng”
Khi nhắc đến các lễ hội tại Sapa đặc sắc nhất thì không thể không kể đến lễ hội Nhặn Sồng và Nào Sồng của người Dao đỏ ở bản Tả Van, Sapa.Trước đây vào những ngày tốt của tháng đầu năm , người Dao ở Giàng Tả Chải thường tổ chức lễ Nhặn Sồng ở khu rừng cấm của làng, đồ cúng lễ là một con lơn. Con lợn này đưuọc luôn phiên hàng năm từng hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng trong lễ Nhặn Sồng phải là lợn có lông đen tuyền, khỏe mạnh và béo tốt. Sau khi buổi họp thống nhất quy ước mọi người quây quần ăn chung những thứ mang đến cúng .
Nội dung quy ước của lễ “ Nào Sồng” tại các làng dân tộc H’mông có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn ở người Dao.Bên cạnh việc bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề bảo vệ mùa màng, đề phòng chống trộm cắp, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau…
6.Lễ hội quét làng của người Xá Phó:
Khi đến Sapa và mùa du lịch bạn có cơ hội tham gia vào những lễ hội Sapa độc đáo của đồng bào nơi đây và lễ hội quét làng của người Xá Phó là một trong những lễ hội mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp đến với Sapa.Lễ hội quét lá của người Xá Phó được tổ chức vào ngày ngọ, mùi tháng 2 âm lịch.
7.Lễ tết cơm mới của người Xa Phó:
Tết đón hồn lúa mới hay còn gọi là tết cơm mới của người Xa Phó thể hiện lòng cảm tạ đến tổ tiên, trời đất phù hộ cho mùa màng bội thu.Các gia đình sẽ chọn một ngày đẹp để cùng nhau đón hồn lúa, ăn tết cơm mới.
Nghi lễ cúng bái trong ngày đón tết hồn lúa mới kha trang trọng, người dân Xá Phó sẽ chuẩn bị 2 mâm cơm, 1 mâm để dâng lên tổ tiền còn một mâm cúng thần thổ công tại cửa ra vào.
8.Lễ hội xuống đồng Sapa:
Lễ hội xuống đồng là lễ hội tại Sapa được khai hội vào sáng ngày mồng 8 tết hàng năm thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến dự và khám phá nét văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng núi cao phía Bắc.
Lễ hội xuống đồng tiếp thêm sinh lực mới cho người dân trong sản xuất và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là một tục lệ đẹp của người dân Sapa cần được gìn giữ và phát huy. Nếu bạn đi du lịch Sapa vào đầu năm mới thì bạn đừng nên bỏ lỡ tham gia lễ hội đặc sắc này để khám phá nhiều điều vô cùng thú vị nhé.
Trên đây là 8 lễ hội Sapa đặc sắc nhất LEAD TRAVEL xin chia sẻ đến bạn đọc, đây chắc hẳn là những thông tin cần thiết cho tất cả các du khách yêu thích du lịch Sapa nhất là những ai thích khám phá các lễ hội của người dân vùng cao. Nếu bạn cần được tư vấn thêm các kinh nghiệm du lịch Sapa, du lịch lễ hội thì bạn đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến Hotline 0989 55 25 20 hoặc 0904 708 218 để được tư vấn miễn phí nhanh nhất và chính xác nhất nhé!