Ở Lào Cai có rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và mỗi dân tộc ở Lào Cai lại có những lễ hội riêng mang những nét đặc trưng riêng của dân tộc mình.Lễ hội cúng rừng của người Dao Tuyển là một trong những phong tục ý nghĩa và ẩn chứa rất nhiều điều thú vị ở bên trong, bạn hãy cùng LEAD TRAVEL khám phá những nét độc đáo của lễ hội này nhé!
Lễ hội cúng rừng thường được tổ chức ở khu rừng cấm của làng và cúng 2 cây cổ thụ được coi là cây bố và cây mẹ đồ dâng cúng có mâm đặc biết đó là mâm đất nước theo tên Nùng Là Pặt chiêng, lễ hội cúng những người đã hi sinh để bảo vệ đất nước và cúng những ngày bảo vệ làng bản. Tại lễ cúng rừng của người Dao Tuyển mâm cúng cố được bày ngay dưới gốc cây và người hành lễ sẽ đọc bài cầu chúc cho mưa thuận gió hòa để cho rừng cây luôn được xanh tốt, mùa màng luôn sinh sôi nảy nở. Cũng trong lễ hội này các già làng trưởng bản sẽ nắc mọi người không được phá rừng và phân khu đát cho từng gia đình để tăn gia làm vườn nhưng tuyệt đối không được thả gia súc.
Theo phong tục cổ truyền của người Dao Tuyển thì lễ hội cúng rừng sẽ được tổ chức vào đầu xuân mới hàng năm vào một ngày tháng giêng và cúng vào 3 ngày chính thức khác trong năm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch-tết thanh minh, ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch-lễ Thần Nông và lễ cơm mới vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch.
Lễ cúng rừng là lễ hội lớn nhất và được tổ chức vào đầu năm mới nên có rất nhiều người tham dự ngoài ra lễ hội còn mở rừng và trồng rừng theo phong tục truyền thống của người Dao Tuyển.
Để chuẩn bị cho lễ cúng rừng thì gia đình đồng bào ở đây phải dậy từ rất sớm để dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn bàn thờ tổ tiên và chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để tham gia lễ hội. Khi bắt đầu lễ hội thì thầy cúng sẽ đi trước với bộ quần áo dài màu vàng, trên áo có thêu những nét hoa văn truyền thống độc đáo của người Dao Tuyển , trên đầu đội 1 chiếc mũ có hình con hổ biểu tượng này có thể thay đổi theo từng năm để không bị nhầm lẫn với các thành viên khác trong làng. Đi sau thầy cúng là những sản vật của dân làng như thủ lợn, mâm xôi, rượu, gà, hương, bánh mật đã được chuẩn bị sẵn từ hôm trước, tiếp đến là lãnh đạo huyện và những khách mời như già làng, trưởng bản, nhân dân trong xã và đặc biệt nhân viên kiểm lâm là người không thể thiếu được trong lễ hội.
Những lễ vật mà các hộ gia đình dâng lên sẽ được rước đến dưới cây mí đại cổ thị hàng trăm năm tuổi ở khu rừng cấm của làng, thầy cúng sẽ đỡ những mâm lễ này và đặt vào miếu trước cây. Bên trên mâm cúng sẽ được treo 5 câu đối được viết bằng chữ của người Dao Tuyển với nộ dung là người người phải trồng rừng và bảo vệ rừng. Thầy cúng sẽ thay mặt bà con trong làng cầu mong thần rừng che chở để nơi đây mưa thuận gió hòa có một cuộc sống ấm no, bình yên và hạnh phúc.
Sau nghi lễ cúng rừng kết thúc thì tất cả mọi người sẽ tập trung ra khu đất trống ở gần đó để nghe các cán bộ kiểm lâm hướng dẫn phương pháp trồng cây gây rừng và tại đây bà con nhân dân trong xã sẽ cùng nhau trồng nhiều cây xanh để cảm tạ thần rừng.
Cuối cùng trưởng thôn sẽ đọc cam kết bảo vệ rừng đồng thời là người đại diện cho toàn thể nhân dân trong thôn tiến hành kí kết cam kết bảo vệ rừng với lực lượng kiểm lâm. Nội dung của bản cảm kết bao gồm: Không chặt phá rừng, không khai thác rừng trái phép và cùng tham gia thực hiện nghiêm chỉnh quy ước bảo vệ và phát triển rừng, trong năm không ai được xâm phạm đến khu rừng cấm nếu ai vi phạm sẽ bị phạt theo quy ước đã đặt ra.
Sau phần lễ cúng rừng sẽ đến phần hội thi đấu một số môn thể thao dân tộc như ném còn, kéo co, đẩy gậy, đánh quay….
Nếu bạn đến Sapa vào dịp có lễ hội cúng rừng thì đừng nên bỏ lỡ lễ hội độc đáo này nhé.
Chúc bạn có chuyến đidu lịch Sapavui vẻ và có nhiều trải nghiệm thú vị nhé!