Khám phá vùng đất Phật – Yên Tử, chuyến hành hương về miền đất thiêng cảm nhận non nước mây trời Đông Bắc cùng các địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Quảng Ninh như chùa ba Vàng, đền Cửa Ông, Cái Bầu… cho chuyến du xuân đầu năm được trọn vẹn và viên mãn. Bài viết dưới đây LEAD TRAVEL sẽ chia sẻ cùng bạn kinh nghiệm đi Yên Tử đầy đủ nhất.
Cẩm nang tổng hợp kinh nghiệm đi Yên Tử
Thời gian tổ chức lễ hội ở Yên Tử
Thời gian nhiều người chọn đến Yên Tử từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm, đây là mùa lễ hội Yên Tử, du khách về Yên Tử du xuân, cầu may kết hợp du lịch, tham quan, vãn cảnh chùa. Đây cũng là mùa du lịch Yên Tử, nếu bạn không thích cảnh chen lấn, xô bồ thì lên chọn đi vào các tháng khác trong năm.
Nên chọn lịch đi vào những ngày nắng đẹp, du khách sẽ được nhìn toàn cảnh Yên Tử ngồi từ trên cáp treo.
Lưu ý kinh nghiệm đi Yên Tử
Trang phục khi đi Yên Tử Ngoài việc chọn những bộ đồ kín đáo khi đi lễ chùa, bạn nên chọn các bộ đồ dễ hoạt động, hút mồ hôi tốt. Nếu đi vào mùa xuân thì nên mang thêm chiếc áo khoác mỏng.
Đồ dùng mang theo khi đi leo núi: gậy chống, mũ, áo mưa giấy, nước và thức ăn nhẹ, ba lô nhỏ hoặc túi đeo chéo.
Giày Nên chọn loại giày chắc và bền như giày thể thao, giày leo núi khi đi chùa, không đi giày mềm, xăng đan hoặc cao gót vì dễ đứt, hỏng do nhiều đoạn nên chùa đường khá xấu, nhiều đá.
Tiền: mang theo tiền lẻ công đức và đi lễ, không nên mang theo nhiều tiền, tránh kẻ gian móc túi khi chen lấn hoặc đang hành lễ chố đông người.
Chuẩn bị lễ: Chọn lễ ngọt, chay tịnh như bánh kéo, hoa quả, xôi oản, hương… không mang lễ mặn vào chùa.
Đường di chuyển đến Yên Tử
Hiện nay, các tỉnh miền Bắc, Trung đều có xe chạy thẳng đến Quảng Ninh, thường có qua đền Trình Yên Tử, bạn xuống ở đây, chiêm bái chùa Trình rồi bắt xe bus từ chùa Trình đến chân núi Yên Tử. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm đi Yên Tử bằng phương tiện riêng tự túc.
Từ Hà Nội
Có 2 đường đi từ Hà Nội đến Yên Tử bằng xe máy, ô tô
Đi Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh – thành phố Uông Bí – Yên Tử theo quốc lộ 18. Đây là đường di chuyển ngắn nhất đến Yên Tử dành cho xe máy, ô tô, mất khoảng 3 tiếng di chuyển.
Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 5 về Hải Phòng, đến ngã tư Quán Toan bạn di chuyển đến Cầu Kiền ( Thủy Nguyên) đến cầu Đá Bạc là sang đến đất Quảng Ninh, đi tiếp đến quốc lộ 18 là đến chùa Trình Yên Tử.
Đường đi cho ô tô: Bạn đi cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, xuống cao tốc bạn di chuyển theo quốc lộ 10, rồi đi qua cầu Đá Bạc tới quốc lộ 18 là đến chùa Yên Tử. Phí cao tốc là 190.000đ. Đây là đường đi nhanh nhất đi Yên Tử dành cho ô tô.
Từ các tỉnh gần Quảng Ninh như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, bạn di chuyển theo đường quốc lộ 10 đến quốc lộ 18 là đến Yên Tử.
Từ Sài Gòn Hiện nay ở Quảng Ninh đã mở sân bay quốc tế Vân Đồn. Bạn có thể chọn chuyến bay thẳng từ Sài Gòn hoặc từ các tỉnh miền Trung ra đây, di chuyển ngược lại về Yên Tử. Với chuyến đi xa, bạn có thể lựa chọn kết hợp tham quan Yên Tử và các địa danh nổi tiếng ở Quảng Ninh như vịnh Hạ Long, đền Ba Vàng, Cửa Ông, công viên Dragon Park, hồ Yên Trung…
Di chuyển bằng cáp treo Yên Tử sẽ giúp du khách đỡ mệt hơn, chuyến hành hương cũng không còn quá khó khăn. Cáp treo Yên Tử hiện nay có 2 chuyến là tuyến 1 từ chùa Giải Oan đến chùa Hoa Yên, tuyến 2 từ chùa Một Mái đến gần khu vực tượng An Kì Sinh. Từ tượng An Kì Sinh có giá vé tàu xe điện đưa du khách lên tới gần đỉnh Yên Tử.
Tuy nhiên, nếu đi vào dịp lễ hội Yên Tử, bạn nên cân nhắc đi cáp treo hoặc đi bộ vì sẽ phải chờ đợi cáp khá lâu.
Leo núi Yên Tử bằng đường bộ
Với kinh nghiệm đi Yên Tửbằng đường bộ cả lên và xuống mất khoảng từ 4 đến 5 tiếng, quãng đường 6km là một thử thách không hề nhỏ. Hành trình leo núi Yên Tử bạn có thể tham khảo lịch trình: Đền Trình – thiền viện Trúc Lâm – Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan – Am Lò Rèn – Tháp Tổ – Tháp Huệ Quang – Chùa Hoa Yên – chùa Một Mái – chùa Bảo Sái – chùa Vân Tiêu – tượng đá An Kì Sinh và tượng Trần Nhân Tông – Chùa Đồng. Chùa Đồng là điểm đến cuối cùng ở Yên Tử, đây cũng là điểm cao nhất ở dãy Yên Tử, đường lên chùa Đồng khá khó đi bởi đoạn đường này hoàn toàn bằng đá, trời mưa rất dễ trơn trượt.
Trong hành trình trên, du khách còn được đặt chân nên con đường được phủ bóng từ những cây tùng cổ thụ lên tới 700 năm tuổi, gốc cây đại già cỗi mấy trăm tuổi hay rừng trúc xanh mướt trong khuôn viên chùa Yên Tử.
Giá vé tham quan Yên Tử hiện nay là 40.000đ/người.
Nghỉ ngơi ở Yên Tử
Các khách sạn gần Yên Tử đa phần là khách sạn 1 sao, 2 sao, nhà nghỉ… Nếu bạn muốn chọn nơi lưu trú thuận tiện đi lại, có hoạt động giải trí về đêm, nên chọn các khách sạn trong trung tâm thành phố Uông Bí như khách sạn Thanh Lịch, Thu Hà, Sky Hotel, Luffy Hotel & Coffe, Thủy Vân, Duy Long, Đức Phúc…
Nhà nghỉ ở thành phố Uông Bí: Nhà nghỉ Ngọc Điệp, Hương Lâm, Khánh Sơn, Duy Hà, Thành Trung, Hải Hà…
Lưu ý nếu bạn muốn lưu trú ở Uông Bí khi đi Yên Tử vào mùa lễ hội, cần phải đặt phòng khách sạn trước.
Với những chia sẻ trên về kinh nghiệm đi Yên Tử trên, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có những kinh nghiệm tốt nhất cho chuyến đi sắp tới.
Bạn có muốn chuyến đi thoải mái và không cần lo lắng về lịch trình tham quan, điểm nghỉ ngơi, ăn uống? Hãy tham khỏa ngay TOUR DU LỊCH CHÙA CHIỀN, LỄ HỘIvà gọi ngay theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218 để được giải đáp mọi thông tin, thắc mắc về du lịch Quảng Ninh.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm và uy tín trong nghành, chúng tôi sẽ đem tới cho quý khách những dịch vụ với chất lượng tốt nhất.