Sapa là một huyện vùng núi của tỉnh Lào Cai nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những cảnh quan thiên nhiên kì vĩ , con người mộc mạc giản dị. Đây cũng là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều phong tục tập quán vô cùng kì lạ, bí ẩn luôn khêu gợi sự tò mò của du khách. Hãy cùng LEAD TRAVEL điểm danh các dân tộc chính ở Sapa qua bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé.
Những dân tộc sinh sống ở Sapa:
1.Dân tộc H’Mông đen:
Dân tộc H’Mông đen là một dân tộc sinh sống đông nhất ở Sapa chiếm khoảng 53 % dân số của Sapa. Trước đây các đồng bào dân tộc H’mông rât giỏi trồng lúa nước dọc theo khu vực sông Dương Tử, Trung Quốc. Song trong một cuộc xung đột với người Hán 1 phần đông đã di cư về phía Nam và chia thành nhóm nhỏ, trong đó 1 nhóm đến Sapa và sống tập trung chủ yếu ở dãy Hoàng Liên Sơn cách đây khoảng 300 năm về trước.
Người H’Mông sống ở núi non hiếm trở đất đai thiếu màu mỡ nhưng với những kinh nghiệm trồng lúa nước từ lâu đời nên họ đã biết san những ngọn núi thành những thửa ruộng bậc thang màu mỡ để cày cấy với 2 vụ lúa hoặc ngô trong năm. Nếu bạn đi du lịch Sapa vào mùa thu thì bạn sẽ có cơ hội cảnh đẹp của những thửa ruộng bậc thang kì vĩ vàng óng ánh màu lúa chín.
Tộc người H’mông sống ở Sapa chủ yếu là người H’Mông đen trang phục quân áo của họ chủ yếu là màu đen nhưng trang phục của họ cũng có những nét khác biệt so với người Mông ở nơi khác nên mới có tên là người H’mông đen Sapa.
Người H’Mông đen cũng có rất nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội Gầu Tào được tổ chứcvào ngày 12 thág giêng hàng năm. Lễ hội này thường được tổ chức trên những thửa ruộng rộng hay những vùng đồi với mong muốn cầu thần linh ban cho sự bình an, thịnh vượng. Trong lễ hội cũng có rất nhiều cuộc thi và trò chơi dân gian khác như cuộc thi bắn cung, bắn nỏ, múa khèn, đua ngựa, múa võ rất vui nhộn.
Người H’Mông ở Sapa sinh sống chủ yếu ở bản Cát Cát-San Sả Hồ , nằm cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2 km hay ở những bản như Tả Gìang Phình, Séo mí tỷ, Lao Chải. Khi đến với những bản làng này bạn không những được chiêm ngưỡng những cảnh quan xinh đẹp của núi rừng nơi đây mà bạn còn được khám phá những nét độc đáo trong cuộc sống hàng ngày của họ và cùng thưởng thức những món đặc sản như tiết gà, thắng cố, rượu ngôm nhái nấu măng, bánh ngô….vô cùng độc đáo.
2.Dân tộc Dao đỏ:
Dân tộc Dao đỏ là dân tộc có dân số đứng thứ 2 sau người H’mông đen ở Sapa. Người Dao đỏ cũng có nguồn gốc từ Vân Nam Trung Quốc. Người Dao đỏ ở Sapa là một bộ phận nhỏ người Dao du cư vào Việt Nam từ thế kỉ 13 đến những năm 40 của thế kỉ trước. Người Dao đỏ tập trung đông nhất ở các xã Tả Phìn, Thanh Kim, Nậm Cang, Trung Chải, Suối Thầu.
Theo các nhà nghiên cứu thì người H’Mông và người Dao có quan hệ mật thiết với nhau trước đây 2 nhóm này được cho là có cùng nguồn gốc nhưng trong khoảng thời gian di cư từ Trung Hoa vào iêth Nam thì 2 cộng đồng người này đã có những nét khác biệt nhau nếu bạn đến Sapa thì sẽ có thể nhận ra được sự khác biệt trong hình dángm trang phục và các sinh hoạt của họ nhưng họ vẫn sống chung trong 1 cộng đồng.
Nếu người H’Mông chọn những núi cao để sống thì người Dao đỏ lại thích sống ở lưng chừng núi để trỉa ngô, trồng lúa và thảo quả. Hiện nay đời sống của họ đã được cải thiện hơn rất nhiều nhiều nhà đã có nhưng phương tiện tốt như xe máy, ti vi thâm chí có những gia đình còn có cả máy kéo, ô tô để dùng trong nông nghiệp.
Tộc người Dao có nhiều nhóm sinh sống ở Sapa nhưng ở đây tập trung chủ yếu là người Dao đỏ. Người Dao đỏ cho răng loài chó là tổ tiên của họ nên chó luôn được các đồng bào xem trọng và người đàn ông ở đây chỉ được xem là trưởng thành khi được làm lễ cấp sắc. Ngoài ra họ cũng có rất nhiều tập tục và những lệ hội đặc sắc như lễ tết nhảy được tổ chức vào ngày mùng 1 và mùng 2 tháng giêng, hay hội hát giao duyên vào ngày mồng mười tháng giêng ở bản Tả Phìn. Ngoài ra người Dao đỏ còn có bài thuốc tắm bằng lá cây rất tốt cho sức khỏe và đây cũng là trải nghiệm vô cùng lý thú dành cho du khách khi đi du lịch Sapa.
3.Dân tộc Tày :
Đây là dân tộc có dân số đứng thứ 3 ở Sapa . Dân tộc Tày ở Sapa có từ rất sớm có thể có từ cuối thiên niên thứ nhất trước công nguyên. Trang phục của dân tộc Tày cũng có rất nhiều nét khác vơi các dân tộc khác bởi dân tộc Tày có trang phục khá đơn giản màu sắc duy nhất là màu xanh đen. Nam giới và nữ giới cùng mặc áo cánh 4 thân xẻ ngực cổ tròn có 2 túi phía trước vạt áo trước và một chiếc thắt lưng bằng vải rộng bản quần ngang eo. Vào những dịp lễ tết hội hè thì mặc thêm áo dài 5 thân xẻ nách phải và đơm cúc đồng hoặc cúc vải còn phụ nữ thì đội khăn vuông gập chéo giống khăn mỏ quạ của người kinh . Ngày nay khi vào thăm những bản làng ở Sapa bạn sẽ thấy người Tày không khác người Kinh nhưng chỉ có chiếc khăn đội đầu là vẫn không thay đổi.
Khi đi du lịch Sapa bạn có thể đến thăm bản Hồ cách Sapa khoảng 15 km hay bạn cũng có thể đến Bản Dền để khám ohá những nét độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Khi đến thăm những bản làng này bạn sẽ được ngủ nhà sàn, ăn cá suối, thưởn thức thịt lợn cắp nách, gà bản nướng hay bạ cũng có thể trải nghiệm cam giác khi ngồi vào xa quay để tập làm những đồ thổ cẩm với những đồng bào dân tộc hay thưởng thức các điệu múa xòe, múa sạp cho những thiếu nữ người Tày biểu diễn.
4.Dân tộc Gíay:
Đây là một nhánh của các nhóm dân tộc Tày-Thái sống chủ yếu ở những vùng núi cực Bắc. Tổng số người Gíay ở Việt Nam có khoản 25 000 người và ở Sapa chiếm 2 % tập trung chủ yếu ở thung lũng Tả Van và Lao Chải. Người Gíay sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi, trâu ngựa, gà vịt. Trang phục của họ khá đơn giản và cũng có nhiều nét khác so với các dân tộc khác.
Người Gíay cũng có rất nhiều lễ hội như lễ hội xuống đồng được tổ chức vào sau dịp tết , lễ hội này được tổ chức vào ngày thin tháng giêng đẻ cầu mong 1 năm cây cối tốt lành và mùa màng bội thu. Người giáy còn có kho tàng ca dao, tục ngữ rất phong phú đặc biệt có nhiều sự tích giải thích những hiện tượng thiên nhiên.
5.Dân tộc Xa Phó;
Đây là dân tộc thuộc nhóm dân tộc Phù Lá và tổng số dân ở toàn quốc chỉ khoảng 4000 . Ở Sapa người Xá Phó sống ở các bản làng thuộc xã Nậm Sài nằm ở phía cực Nam của huyện, đây là một nơi hẻo lánh, xa đường ô tô, đi lại còn rất khó khăn chính vì thế ít khi tiếp xúc vơi nơi khác à họ vẫn giữ nguyên tiếng mẹ đẻ thuộc hệ ngôn ngữ Miến Tạng.
Người Xá phó thường canh tác trên các ruộng nương và đổi công làm cùng nhau trong các kỳ mùa vụ . Các làng Xã Phó tuy nghèo nhưng đồng bào rất rộng lòng và những cô gái ở đây luôn vui vẻ ca hát nhảy múa vui vẻ mỗi khi có khách tới thăm.
Nếu bạn có dịp đi du lịch Sapa vào những dịp đầu năm thì sẽ được tham gia những những lễ hội vô cùng độc đáo của các đồng bào dân tộc nơi đây. Nếu bạn cần bổ sung thêm những kinh nghiệm du lịch Sapa thì hãy liên hệ với LEAD TRAVEL qua website Leadtravel.com.vn hoặc bạn cũng có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài Hotline: 0979.017.395 * 0989.552.520 để được tư vấn miễn phí !