Du lịch Sapa khám phá 5 nghề thủ công độc đáo nhất
Sapa-Mảnh đất thơ mông và huyền ảo quanh năm chìm đắm trong làn sương mờ ảo. Khi đến với Sapa bạn không những chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của núi rừng nơi đây mà bạn còn có cơ hội cùng trải nghiệm, khám phá những phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây với những sắc màu khác nhau tạo nên những sản phẩm thủ công đẹp, bắt mắt và mới lạ.
Hãy cùng Leadtravel.com.vn khám phá 5 nghề thủ công độc đáo và khác lạ ở Sapa để cùng hòa vào những nét văn hóa đặc sắc Sapa nhé!
1.Se lanh dệt thổ cẩm của người Mông:
Tại Sapa có rất nhiều cửa hàng, cơ sở mua sắm đồ lưu niệm làm quà cho bạn bè, người thân đặc biệt là túi thổ cẩm người Mông. Khi đến với xã Lao Chải huyện Sapa tỉnh Lào Cai bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những túi thổ cẩm xinh xắn với các đường nét họa tiết độc đáo mới mẻ và đây cũng là nghề truyền thống của người dân nơi đây.
Cây lanh được trồng xung quanh nhà của người Mông để dóc lấy vỏ, đem tước nhỏ và luộc lên nhiều lần cho đến khi những sợi cây tước nhỏ có màu trắng tinh rất mềm và chắc chắn.
Những bộ thổ cẩm ở Sapa đều được làm thủ công từ các công đoạn việc nối lanh thành sợi đến dệt vải nhuộm màu đến thếu các họa tiết hoa văn tinh tế tinh xảo để làm nên những bộ trang phục thật đẹp và mang đậm nét văn hóa riêng của đồng bào nơi đây.
2.Nghề chạm khắc bạc:
Đây cũng là nghề thủ công đặc sắc của đồng bào người Mông. Quy trình chạm khắc bạc được thực hiện theo 5 công đoạn cơ bản bao gồm:
Đầu tiên là bắt đầu từ khâu chuẩn bị dụng cụ như lò nung,bể thổi, khuân đúc, nồi nấu bạc, đe, búa, kìm sắt…Tiếp theo là đến công đoan chuẩn bị bạc để phục vụ chế tác. Công đoạn thứ 3 là chuẩn bị bếp và lò nấu bạc để phục vụ cho việc nung chảy bạc thường được đắp bằng sét hoặc xếp bằng đá có trát thêm 1 ít đất.
Công đoạn thứ 4 là công đoạn chạm khắc hoa văn đây là công đoạn quyết định tính thẩm mỹ của sản phẩm. Sau khi đã có phôi bạc thì người thợi sẽ tiền hành khâu và tạo các kiểu dáng chạm trổ những hoa văn tinh tế và đẹp mắt.
Kĩ thuật nhuộm chàm là giai đoạn rất quan trọng để tạo nên những nét hoa văn sống động. Cây chàm sẽ được đem ngâm và ủ trong thùng gỗ lớn từ 3 ngày đến 1 tuần mới đầu nước chàm sẽ có màu xanh lá cây sau đó trộn cùng với ít vôi để hơn 1 tiếng giữ màu và nước chàm sẽ có màu đậm hơn sau đó đổ nước ra và lấy phần bã trộn với tro dể 1 2 ngày và tiến hành nhuộm vải nhưng miếng vải lớn phải mất 2-3 tháng mới hoàn thành.
4.Vẽ hoa văn bằng sáp ong của đồng bào người Mông:
Khi tham gia tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm của mình bạn có thể đến với khu du lịch xã Lao Chải hoặc làng Cát Cát ở xã San Sả Hồ để hòa mình vào không khí náo nhiệt của các nghệ nhân vẽ sáp ong trên vải.
5.Nghề nấu rượu thóc Thanh Kim:
Rượu thóc Thanh Kim là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Dao Đỏ thuộc xã Thanh Kim huyện Sapa tỉnh Lào Cai đay là đặc sản độc đáo của Sapa được chắt lọc từ những hạt thóc tinh hoa và thơm ngon nhất.
Rượu thóc Sapa được chế biến rất công phu những hạt thóc được lấy từ trên nương ủ cùng với loại men truyền thống đủ thảo dược của núi rừng Tây Bắc sau đó được ủ vào chum từ 5 đến 7 ngày. Khi thóc đã ngấm men thì họ chuyển qua 1 phương pháp ủ khác và đỏ thêm nước vào ủ tiếp từ 8 đến 10 ngày cuối cùng thóc đó sẽ được bỏ vào trong trỏ gỗ hoặc gang rồi chưng cất thành rượu.
Trên đây là 5 nghề thủ công truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc ở Sapa Leadtravel.com.vn xin giới thiệu đến bạn đọc bạn có thể tham khảo qua, nếu có cơ hội đi du lịch Sapa thì bạn hãy khám phá những nét văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đât để có những trải nghiệm thú vị nhất nhé!