Lễ hội chùa Tam Chúc Hà Nam hàng năm có gì đặc biệt

Thông tin lễ hội chùa tam chúc diễn ra vào ngày nào và có những hoạt động gì là câu hỏi được nhiều du khách và phật tử quan tâm.

Trong bài viết này, LEAD TRAVEL xin chia sẻ cùng bạn những thông tin về ngày khai hội chùa Tam Chúc, cũng như các hoạt động chính và những kinh nghiệm cần chú ý khi đi Tam Chúc vào ngày lễ hội

Thời gian diễn ra lễ hội chùa tam chúc

Chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa lớn ở miền bắc, và hiện cũng là ngôi chùa có diện tích lớn nhất trên thế giới nằm ở thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam

Hàng năm du khách khắp nơi đều nô nức về chiêm bái lễ chùa đặc biệt là trong những ngày đầu xuân mới

Ngay từ khoảng mùng 2 tết nguyên đán thì lượng người đổ về đây đã rất đông, mỗi ngày chùa đón tới hàng vạn lượt du khách

Không cần chờ tới ngày khai hội, các du khách thập phương vẫn dồn dập về chùa thăm quan

Tuy nhiên đến ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm, chùa Tam Chúc sẽ tổ chức lễ khai hội

Lần đầu tiên tổ chức lễ khai hội là vào ngày 12 tháng 1 âm lịch năm 2019 tức năm Kỷ Hợi

Tới dự lễ hội có rất nhiều đồng chí trong Ban lãnh đạo đảnh và nhà nước như đồng chí Trương Hòa Bình, đồng chí Phạm Minh Chính, cùng đại diện các bộ ban ngành tỉnh Hà Nam và đông đảo du khách phật tử các địa phương

Trong lễ hội khai mạc xuân Kỷ Hợi, Phó chủ tịch thường trực chính phú Trương Hòa Bình đã cùng với trị trì chùa Tam Chúc là Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu đã thỉnh chuông, đánh trống khai hội sau đó làm lễ dâng hương cầu cho quốc thái dân an

lễ hội tam chúc năm 2020 cũng được ấn định vào ngày 12 tháng 1 âm lịch, tuy nhiên năm 2020 do tình hình dịch bệnh toàn cầu nên ngày khai hội chùa Tam Chúc tạm thời được lùi lại

Lễ hội này được phục dựng lại lễ hội cách đây 1000 năm trên tuyến hành hương kết nối di sản

Với những nội dung cơ bản của lễ hội bao gồm:

+ Thỉnh chuông

+ Đánh trống khai hội

+ Tổ chức lễ dâng hương cầu an

+ Tổ chức lễ rước chuông bình anh

+ Tổ chức nghi lễ rước nước

+ Văn nghệ chào mừng

Sau khi sư trụ trì chùa Tam Chúc thỉnh chuông, thì sẽ đánh trống khai hội. Các vị đại biểu nhà nước và các cơ quan ban ngành cùng toàn thể phật tử tham gia lễ dâng hương cầu an

Trong lễ hội chùa tam chúc hà nam thì nghi thức quan trọng nhất là nghi thức rước chuông bình an và lễ rước nước từ hồ Tam Chúc lên chùa Ngọc

Nước được để trong bình, đặt trang trọng lên trên kiệu và được buộc chặt trước khi rước

Đây là nghi thức tâm linh đặc trưng của cư dân nông nghiệp Đồng Bằng châu thổ sông Hồng  với mong muốn cầu cho mưa thuận  gió hòa,

Trong lễ khai hội, du khách và phật tử địa phương sẽ được chứng kiến các nghi thức quan trọng, bên cạnh đó còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ chào mừng hoành tránh và đặc sắc

CÓ THỂ BẠN CẦN

>>> THÔNG TIN VỀ CÁC TOUR ĐI HÀ NAM ĐANG KHUYẾN MẠI

Những lưu ý khi đi chùa Tam Chúc vào ngày khai hội

Khi đi hội chùa tam chúc bạn cần chú ý một số vấn đề bởi tham dự một lễ hội có số lượng du khách và phật tử đông đảo như vậy thì cần có sự tìm hiểu và chuẩn bị sẵn

+ Chuẩn bị đồ lễ: khâu đầu tiên khi đi chùa là việc bạn sẽ chuẩn bị đồ lễ như thế nào cho phù hợp.

Đối với những du khách đi chùa với mục đích vãn cảnh xem hội là chính thì bạn chỉ cần chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng và đổi sẵn tiền lẻ trước khi đi cho chủ động

Còn đối với những người muốn đi chiêm bái thỉnh cầu thì bạn cũng nên chuẩn bị trước một số đồ lễ cơ bản. Chú ý là đi chùa Tam Chúc chỉ nên chuẩn bị lễ ngọt hoặc lễ chay thôi bạn nhé

Bánh kẹo, trầu cau, hương, hoa tươi, chè, thuốc, hoa quả tươi, xôi, oản… là một số đồ cơ bản nên chuẩn bị

Đặc biệt chú ý không mang tiền vàng âm phủ vào chùa và cũng không nên mang những lễ mặn, lễ sống nhé

+ Chuẩn bị trang phục:

Đi xem lễ hội chùa tam chúc cũng là dịp để bạn thăm quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn các công trình kiến trúc và cảnh đẹp ở chùa

Việc chuẩn bị trang phục là cần thiết, bạn nên nhớ hãy mặc những bộ đồ kín đáo, lịch sự, không hở hang khi đi chùa, nên mặc áo dài tay hoặc quần hay váy phải dài quá đầu gối

Vì đi vào dịp mùa xuân nên thời tiết còn khá lạnh vì vậy bạn cũng nên mang theo 1 chiếc áo khoác ấm, đặc biệt là khi nếu đi thuyền hồ Tam Chúc thì bạn phải mặc áo ấm nhé, di chuyển trên lòng hồ khá lạnh đấy

Ngoài ra, Tam Chúc là nơi có nhiều vị trí phù hợp với những bức ảnh selfie sống ảo, cho nên nếu là những cô nàng trẻ tuổi thì đừng quên chuẩn bị cho mình 1 chiếc váy nhẹ nhàng kín đáo để lưu lại những bức ảnh thơ mộng nhất

Và tất nhiên khi đi chùa thì bạn sẽ phải di chuyển bộ khá dài bởi không gian trong chùa rất rộng và các công trình kiến trúc cũng rất bề thế cho nên đeo giầy thể thao hoặc xăng đan đế thấp là sự lựa chọn tối ưu nhất

XEM THÊM:

>>> TOUR CHÙA TAM CHÚC 1 NGÀY GIÁ RẺ

+ Một số lưu ý:

-Vào ngày lễ hội chùa tam chúc thì lượng người về thăm chùa và xem hội rất đông cho nên bạn phải đặc biệt chú ý đến đồ đạc cá nhân đặc biệt là điện thoại và ví tiền

Những khu vực thường tập trung đông người như khu vực hành lễ, bến xe điện, bến du thuyền… đều dày đặc người có thể phải chen chúc nhau nên bạn phải bảo quản đồ đạc thật tốt tránh bị kẻ gian móc túi

-Bạn nên đến sớm và đăng ký mua vé xe điện 2 chiều hoặc vé du thuyền 1 chiều + vé xe điện 1 chiều để tiện di chuyển

Bởi khoảng cách từ bãi xe vào tới cổng Tam Quan Nội dài tới hơn 6km cho nên không thích hợp lắm với việc đi bộ

-Trong quá trình di chuyển lên chùa Ngọc bạn cũng cần phải leo bộ qua 100 bậc đá, với con đường hẹp nên khi di chuyển hay chụp ảnh bạn cũng cần chú ý

-Nếu cho trẻ em đi cùng thì chắc chắn trẻ luôn phải trong tầm tay của bạn

-Vứt rác đúng nơi quy định và không sờ vẽ lên các công trình trong chùa

Trên đây là những thông tin cơ bản về lễ hội chùa tam chúc , nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về chùa, những trải nghiệm hay tại chùa , giá vé các dịch vụ di chuyển trong chùa hay bộ cẩm nang kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc thì có thể liên hệ với hotline 0989552520 để được tư vấn

Chúc bạn có chuyến du xuân xem hội đầy ý nghĩa!