Lễ hội Yên Tử Quảng Ninh diễn ra khi nào và có gì đặc sắc?

Lễ hội Yên Tử

Lễ hội Yên Tử Quảng Ninh là sự kiện được đông đảo du khách và phật tử quan tâm và tìm hiểu.

Nếu bạn chưa có cơ hội đi du lịch Yên Tử và bạn đang phân vân không biết Yên Tử có gì hấp dẫn du khách? Lễ hội Yên Tử tổ chức vào thời gian nào và có gì đặc sắc ?

Mời bạn tham khảo bài chia sẻ dưới đây của LEAD TRAVEL để bổ sung thêm các kinh nghiệm đi du lịch Yên Tử  nhé!

Du lịch Yên Tử Quảng Ninh luôn là điểm du lịch hấp dẫn du khách vào tất cả các mùa trong năm nhất là vào dịp đầu xuân năm mới.

Đường đi Yên Tử từ Hà Nội

Trong sử sách có ghi lại Yên Tử hay còn có tên gọi khác là Bạch Vân Sơn, bởi quanh năm nơi đây chìm trong mây trắng. Trước đây, Yên Tử cũng được người ta gọi với tên khác là núi Voi, bởi ngọn núi Yên Tử có hình dáng giống như một con voi khổng lồ.

Yên Tử là trung tâm của nước Đại Việt thuở trước là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Trong quần thể Yên Tử hiện có 11 chùa và hàng trăm am, tháp. Trong đó chùa Đồng ở trên đỉnh núi cao nhất nằm ở độ cao 1068m so với mực nước biển. Khi lên chùa Đồng du khách sẽ có cảm giác như đang đi trong mây.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tour du lịch Yên Tử 1 ngày khuyến mại

Thời gian diễn ra Lễ hội Yên T :

Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ mùng 10 tháng giêng và kéo dài đến hết 3 tháng mùa xuân. Lễ hội bao gồm nhiều nghi thức long trọng, thu hút đông đảo nhân dân, du khách bốn phương, các đại biểu lãnh đạo của Đảng, nhà nước và các tỉnh thành cùng các chúng tăng ni phật tử trong và ngoài nước

Lễ hội Yên Tử

Những nét đặc sắc trong Lễ hội Yên T :

Sau khi kết thúc phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức ở dưới chân núi sẽ là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi.

Du khách hành hương tham gia Lễ hội Yên Tử để được tách mình ra khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Trên đường hành hương lên chùa Đồng chốc chốc bạn sẽ bắt gặp những ngôi chùa, ngọn tháp, con suối và rừng cây. Mỗi nơi ở đây lại là một câu chuyện cổ tích sâu lắng tình người.

Không biết Lễ hội Yên Tử được hình thành từ bao giờ, chỉ biết rằng vào thế kỉ 17-18 từ trên đỉnh núi thiêng Yên Tử ở độ cao 1068 m đã có ngôi chùa Thiên Phúc Tự. Ngôi chùa này có mái lợp ngói đồng, trong chùa có 2 tượng đồng và cạnh chùa có 1 phiến đá lớn bằng phẳng có tên gọi là Bàn cờ Tiên cùng với chữ Phật được khắc vào vách đá.

Tất cả đều thể hiện sự linh thiêng và huyền bí của chùa Yên Tử. Hiện nay chùa Yên Tử cũ không còn mà chỉ còn dấu tích là 1 khám nhà thờ nhỏ đã được làm lại bằng đồng vào năm 1994.

Đôi nét về chùa Yên Tử

Vào dịp lễ hội trong dòng người thập phương đổ về Yên Tử có nhiều người hành hương tìm đến cõi phật để thế hiện đức tin, cầu lộc, cầu tài. Có người đến Yên Tử để ngưỡng cảm ý chí thông tuệ và đức độ cao nhân của các bậc cha ông. Cũng có những người đi du lịch Yên Tử để du xuân, vãn cảnh và thưởng ngoạn không khí thanh bình. Còn nam thanh nữ tú đến Yên Tử để chinh phục và khám phá. Việt Kiều đến Yên Tử để đắm mình trong giá trị nhân văn và tinh hoa dân tộc, cũng có nhiều du khách nước ngoài biết đến Yên Tử là điểm du lịch hấp dẫn tôn giáo, lịch sử và văn hóa.

Xem thêm:

>>> Các tour du lịch lễ hôi ở Việt Nam

Lễ hội chùa Yên Tử

Các ngày lễ trong năm ở Yên Tử:

+ Lễ khai mạc Hội Xuân Yên Tử: Diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Đây là lễ hội truyền thống mang tầm vóc quốc gia được tổ chức rất long trọng và tưng bừng

+ Ngày tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Diễn ra vào ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch. Đây là ngày tưởng niệm Người nhập cõi niết bàn, cũng là ngày giỗ Sơ Tổ Trúc Lâm, và là ngày đại lễ của Phật giáo Việt Nam

+ Ngày giỗ Đệ Nhị Tổ Pháp Loa: diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch

+ Ngày giỗ Đệ Tam Tổ Huyền Quang: diễn ra vào ngày 23 tháng giêng âm lịch

+ Ngày giỗ Thiền Sư Chân Nguyên: ngày 18 tháng 2 âm lịch

+ Ngày Đại lễ Phật Đản: diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch

+ Ngày Đại lễ Vu Lan: ngày 15 tháng 7 âm lịch

+ Các ngày mùng 1, ngày rằm và Lễ đón giao thừa ở Yên Tử cũng được tổ chức thiêng liêng  bởi chúng tăng ni, phật tử và nhân dân quanh vùng

Bất kì du khách nào khi đến với Lễ hội Yên Tử nhất là khi đến Chùa Đồng đều cảm thấy choáng ngợp bởi sự kì vĩ của thiên nhiên và những giá trị tinh thần văn hóa tổ tiên, cũng đâu phải vô tình mà Yên Tử làm nơi hành đạo.

Chùa Yên Tử ở đâu? Kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử-2

Trên đây là những thông tin cơ bản về Lễ hội Yên Tử, hi vọng bạn sẽ có dịp về thăm vùng đất linh thiêng sơn thủy hữu tình này vào một ngày gần nhất. Chúc bạn có một chuyến du xuân đầy ý nghĩa!

HỖ TRỢ THÔNG TIN DU LỊCH YÊN TỬ: 0989 552 520 – 0904 708 218