Cẩm nang du lịch đền Trần Nam Định xin ấn lễ đền

đền Trần Nam Định

Với những ai mong muốn cầu một năm bình an, may mắn, thuận lợi, nên lưu ý việc xin ấn đền Trần Nam Định dịp khai ấn đầu năm. Danh thắng đền Trần Nam Định là nơi thờ cúng của hoàng thất nhà Trần thu hút đông đảo du khách thập phương đến đây xin ấn, lễ trình, lễ tạ. Cùng LEAD TRAVEL khám phá đôi nét về đền Trần.

Sổ tay đi đền Trần Nam Định

Những danh thắng nổi tiếng ở đền Trần Nam Định

Đền Trần Nam Định là quần thể kiến trúc là nơi thờ các vua Trần và các vị quan có công phù tá nhà Trần. Đền Trần Nam Định tọa lạc trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Từ cổng ngũ môn đi vào sẽ thấy hồ nước, chính giữa sau hồ là đền Thiên Trường, phía tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa – nơi đặt tượng của 14 vịvua nhà Trần và đền Cố Trchj – nơi đặt hòm ấn đền Trần.

Đền Thiên Trường

đền Trần Nam Định

Đây là ngôi đền chính cũng là ngôi đền có diện tích lớn nhất trong số các đền trong di tích đền Trần nam Định. Đền Thiên Trường được xây từ Thái miếu và cung Trùng quan – nơi ở và làm việc của các vị Thái Thượng Hoàng. Đền Thiên Trường hiện nay có 9 tòa và 31 gian đều được lợp mái ngói, khung bằng gỗ lim, nền lát gạch.

Đền Thiên Trường là nơi đặt bài vị của 14 vị vua nhà Trần, bài vị các quan có công lớn phù tá nhà Trần cũng là nơi thờ 4 vị thủy tổ nhà họ Trần và các phu nhân chính thất, hoàng phi. Đền Thiên Trường hiện nay được nhân dân xây dựng vào năm 1695,về sau đền được tu sửa và xây dựng thêm cho tới hiện tại.

Đền Cố Trạch

đền Trần Nam Định

Đây là ngôi đền được chọn là đền đầu khai Ấn – nơi lưu giữ hòm ấn, nằm ở phía Đông đền Thiên Trường, đền được xây dựng vào năm 1894.

Kiến trúc của đền cố trạch được chia ra:

  • Thiêu hương – nơi đặt long đình trong đó có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật, bên trái quan văn với các vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiên Nhân, bên phải quan võ.
  • Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, Phạm Ngũ Lão và tả hữu tướng quân.
  • Tòa chính tẩm bài vị của cha mẹ Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo và vợ, 4 bài vị của 4 người con trai và 4 người con dâu, con gái và con rể.

Đền Trùng Hoa

đền Trần Nam Định
Từ đền Thiên Hương trông ra cổng vào đền Trần

Đền Trùng Hao xưa là nơi các vị hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị Thái Thượng Hoàng. Đến Trùng Hoa được phục dựng năm 2000, đền là nơi đặt 14 pho tượng bằng đồng của các vị hoàng đế nhà Trần tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Ngoài ra, đây còn là nơi đặt bài vị thờ hội đông các quán văn và quan võ.

Lễ hội đền Trần Nam Định

đền Trần Nam ĐịnhLễ hội đền Trần được tổ chức hàng năm từ ngày 15 đến ngày 20/ 8 âm lịch nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần tại thành phố Lộc Vương, thành phố Nam Đinh, tỉnh Nam Định.

Tuy nhiên, đền Trần có một lễ hội khác vào ngay những ngày đầu tháng Giêng là lễ khai ấn được tổ chức từ giữa đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày 15 tháng Giêng ở sân đền Thiên Trường. Chiếc ấn đặc biệt bởi được làm bằng gỗ, có lịch sử lâu đời được chế tạo từ thời nhà Nguyễn vào cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20.

2 mặt của viền ấn được khắc hình 2 con rồng, mặt khác của viền ấn khắc chìm 4 chữ “Trần miếu tự điển” và  “tích phúc vô cương” mang ý nghĩa ban cho con cháu cái phúc, dạy cho con cháu, họ mạc phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dầy thì càng được hưởng lộc bền vững… nên hàng năm có rất đông người dân từ khắp nơi đổ về đền Trần mong xin được một ấn cầu sự an lành cho một năm mới may mắn, bình an.

Di chuyển đến đền Trần

Đường đi cho phương tiện riêng

đền Trần Nam Định
Ấn đền Trần phát cho du khách thập phương về dự lễ khai ấn

Di chuyển bằng phương tiện riêng bạn đi từ Hà Nội theo Pháp Vân – Cầu Giẽ đến Phủ Lý (Hà Nam) rẽ vào đường 21 đi Thái Bình, Nam Định – đến đầu thành phố Nam Định chỗ cầu vượt rẽ trái, đi theo đường 10 về hướng Thái Bình khoản 2 -3  km là đến đền Trần phía bên tay trái đường. Lưu ý nếu đi vào mùa lễ hội nên gửi xe ở ngoài vì sẽ khá đông. Độ dài quãng đường là 87km, mất từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng di chuyển là đến đền Trần.

Xe khách

đền Trần Nam Định
đi đền Trần mua bánh nhán Hải Hậu về làm quà đặc sản

Từ Hà Nội , bạn đến bến Mỹ Đình hoặc Giáp Bát bạn bắt xe về Nam Định hoặc Thái Bình, xuống ở điểm Big C Nam Định rồi đi bộ hoặc xe ôm vào đền Trần, sau khi xin được ấn, bạn bắt xe hoặc đi bộ quay lại đây là bắt được xe về Hà Nội. Giá vé xe từ 70k – 100k

Xe Limousine Nếu ngại đi xe khách với việc dừng xe đón trả khách và nhiều bất tiện, du khách có thể chọn cách di chuyển đến đền Trần bằng xe limousine với lịch trình đi thẳng đến đền Trần, tận hưởng những dịch vụ cao cấp như khăn lạnh, nước lọc, thức ăn nhẹ… nhà xe limousine X.E Viet Nam, Phúc Lộc Thọ Limousine… Giá vé xe từ 150k.

Với những chia sẻ trên về kinh nghiệm du lịch đền Trần Nam Định, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và hành trang cần thiết cho chuyến hành trình sắp tới.

Bạn có muốn chuyến đi thoải mái, nhẹ nhàng, không cần lo lắng gì về phương tiện di chuyể, nơi ăn – chốn nghỉ khi đi lễ đền Trần? Hãy tham khảo CÁC TOUR DU LỊCH  CHÙA CHIỀN, LỄ HỘI và gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218

Chúc bạn có chuyến đi thoải mái cùng gia đình và bạn bè.